Chọn hạt giống ngô nếp tại cơ sở chất lượng, uy tín.
Kỹ thuật ngâm ủ
– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, khi mua ngô nếp về người trồng cần phơi qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.
– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5h, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.
Mật độ, cách thức gieo trồng.
– Để đảm bảo được năng suất cao người trồng cần đảm bảo được mật độ cây cách cây từ 28 – 30cm, hàng cách hàng từ 70 – 75cm.
– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1-2 hạt/hốc hoặc gieo trong vườn ươm, khi ngô nếp đạt từ 2 -3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với việc gieo hạt trong vườn ươm do tốn rất nhiều công chăm sóc nên chỉ áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu. Do ngô có tỷ lệ nảy mầm cao nên người trồng có thể tra trực tiếp 1-2 hạt/hốc, cây con lên khỏe, độ đồng đều cao, giảm công chăm sóc đầu vụ.
2. Chăm sóc
Khoảng 4 – 6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải dặm lại những nơi cây chết hoặc không mọc. Nhổ bỏ những cây yếu chừa lại đúng số cây/hốc đã định (1 – 2 cây/hốc).
Trong mùa nắng tưới nước 4 – 7 ngày/lần khi ngô trổ. Chỉ cần ngô bị úng >24 giờ là năng suất bắp giảm 30 – 50%. Mùa mưa cần tiêu nước nhanh.
Trong suốt quá trình trồng, bón phân chia thành 3 đợt cho cây ngô nếp. Đợt đầu bón sau khi trồng được 10 ngày, đợt thứ 2 sau đó 10 ngày và đợt thứ 3 sau 30 ngày gieo trồng. Bạn có thể bón phân urê, kali hoặc phân hữu cơ tùy thích. Nếu bón phân urê, kali phải hòa nước tưới hoặc bón xong dùng cuốc lấp kín phân để tránh việc bị cháy lá.
Ngoài việc bón phân, phải kết hợp làm cỏ nhà vun xới gốc cho cây ngô.
3. Thu hoạch
Thông thường, ngô nếp sẽ cho thu hoạch sau 60 – 65 ngày sau khi trồng. Nếu thu ngô tươi, thu sau phun râu 18 – 20 ngày, còn thu khô thì bẻ sau khi vỏ ngô khô.